Kỹ thuật trồng cây lan ý tại nhà: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

Với vẻ đẹp thanh tao, hoa trắng tinh khôi, cây lan ý là lựa chọn hoàn hảo để trang trí trong nhà. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từ A đến Z về cách trồng cây lan ý, từ khâu chuẩn bị cho đến kỹ thuật chăm sóc, đảm bảo cây luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

Cây lan ý có thể được trồng bằng hạt giống hoặc cây non
Cây lan ý có thể được trồng bằng hạt giống hoặc cây non

Chuẩn bị trước khi trồng cây lan ý tại nhà

Lựa chọn giống cây

Cây lan ý có thể được trồng bằng hạt giống hoặc cây non. Cách trồng cây lan ý bằng cây non sẽ giúp tiết kiệm thời gian và công sức chăm sóc hơn so với cách trồng bằng hạt giống truyền thống. Bạn có thể tìm mua cây non tại một số cửa hàng cây cảnh trên cả nước. Cây lan ý non khi lựa chọn cần xanh tốt, khỏe mạnh, có nhiều chồi non và không bị tổn thương, gãy dập.

Đất trồng

Bạn có thể chuẩn bị hỗn hợp đất trồng bao gồm đất mùn, cát, xơ dừa, phân hữu cơ để giúp cây lan ý có được tối đa lượng dinh dưỡng khi trồng. Ngoài ra, hỗn hợp đất trồng cần phải có độ tơi xốp ổn định cùng khả năng thoát nước tốt để không gây ngập úng cho cây trồng.

Chậu trồng

Chậu trồng nên được làm bằng các chất liệu chắc chắn nhưng vẫn có khả năng thoát nước tốt, có đục lỗ dưới đáy và giúp cây có thể sinh trưởng tốt. Tốt nhất bạn nên lựa chọn các loại chậu làm bằng đất nung và có đường kính từ 20-25cm trở lên sẽ thuận tiện cho sự phát triển của cây.

Cách trồng cây lan ý đơn giản tại nhà

Các bước tiến hành trồng:

  • Bước 1: Đầu tiên, hãy lấy cây giống ra khỏi bầu đất và nhẹ nhàng đặt xuống để cây không bị nát.
  • Bước 2: Tháo bụi cây lan ý và dùng dao tách cây thành bụi riêng, mỗi bụi khoảng 4 – 5 thân.
  • Bước 3: Trồng từng bụi vào chậu và cần đảm bảo đất trồng trộn với mùn cưa, xơ dừa để có độ tơi xốp cũng như đủ chất dinh dưỡng.
  • Bước 4: Sau khi trồng cây lan ý xong, bạn nên tưới ít nước bằng bình xịt ở gốc và lá. Sau đó, hãy đặt chậu cây ở ngoài nơi thoáng mát.
Cây lan ý phát triển tốt khi được cung cấp đầy đủ ánh sáng
Cây lan ý phát triển tốt khi được cung cấp đầy đủ ánh sáng

Kỹ thuật chăm sóc cây lan ý

Ánh sáng

Cây lan ý phát triển tốt khi được cung cấp đầy đủ ánh sáng. Loài cây này có thể sinh trưởng trong mọi điều kiện môi trường khác nhau từ bóng râm cho tới ánh sáng trực tiếp. Nếu đặt cây lan ý ở nơi có ánh sáng trực tiếp sẽ xanh tươi và nhiều hoa hơn. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý loài cây này không ưa sống quanh năm ngoài trời.

Nước tưới

Loài cây này không cần tưới quá nhiều nước, do đó bạn chỉ nên tưới 1 lần/tuần là đủ. Nếu trồng cây lan ý trong phòng làm việc có điều hoà thì nhu cầu tưới nước còn ít hơn và bạn chỉ nên tưới 1 cốc nước/lần.

Bón phân

Sau khi thực hiện cách trồng cây lan ý ở trên, bạn không cần phải chăm bón phân quá nhiều. Để hoa nở đẹp và bền màu, bạn có thể bón dinh dưỡng với số lượng ít và dùng thêm phân trùn quế để bón 1 lần vào mùa xuân và mùa hè là được. Vì đây là thời điểm hoa cây lan ý nở hoa rộ nhất nên sẽ có hoa màu đẹp.

Phòng trừ sâu bệnh

Trồng cây lan ý rất ít bị bệnh, tuy nhiên bạn cũng nên giữ cho cây được thoáng để tránh côn trùng gây bệnh. Ngoài ra, nếu trồng cây lan ý trong phòng có máy lạnh sẽ rất dễ bị rệp, bọ trĩ các loại tấn công. Do đó, bạn nên cắt bỏ lá và thường xuyên dọn dẹp để cây không bị sâu bệnh.

Nhân giống

Mùa xuân chính là thời điểm lý tưởng để trồng cây lan ý. Thời điểm này cây phát triển tốt và thích hợp để ra hoa vào đúng dịp Tết. Bạn có thể nhân giống cây lan ý bằng hạt hay tách cây con đều được. Loại cây này có khả năng sống tốt, do đó khi nhân giống bằng cách nào cũng đều phát triển khỏe mạnh.

Hướng dẫn thay chậu cho cây lan ý

Khi nào cần thay chậu:

  • Khi cây phát triển quá lớn so với chậu cũ.
  • Khi rễ cây bắt đầu lộ ra ngoài lỗ thoát nước hoặc trên bề mặt đất.

Các bước thay chậu:

  • Bước 1: Lấy cây ra khỏi chậu cũ, nhẹ nhàng rũ bỏ phần đất cũ.
  • Bước 2: Chuẩn bị chậu mới và đất trồng mới.
  • Bước 3: Đặt cây vào chậu mới, thêm đất và nhẹ nhàng nén chặt.
  • Bước 4: Tưới nước vừa đủ để đất ẩm, sau đó đặt chậu cây ở nơi thoáng mát.

Những loại cây lan ý phổ biến hiện nay

Cây lan ý có nhiều loại khác nhau, phù hợp với từng mục đích trang trí và không gian sống.

  • Lan Ý Lá Nhỏ: Lan ý lá nhỏ có thân và lá khá nhỏ, làm cho nó trở thành lựa chọn lý tưởng để trang trí trên bàn làm việc hoặc bàn trà. Lá nhỏ xinh xắn của cây tạo nên vẻ đẹp thanh nhã, giúp không gian làm việc trở nên sinh động và tươi mới hơn. Lan ý lá nhỏ thường được trồng trong các chậu nhỏ xinh, dễ di chuyển và bài trí.
  • Lan Ý Lá Vừa: Lan ý lá vừa có lá lớn hơn so với lan ý lá nhỏ và khi trưởng thành, cây phát triển thành từng bụi, tạo cảm giác xanh mát, tự nhiên. Loại cây này thích hợp để trồng trong chậu và đặt ở các vị trí như phòng khách, phòng ngủ, hay góc làm việc. Lan ý lá vừa không chỉ mang lại vẻ đẹp mà còn giúp thanh lọc không khí trong nhà, tạo môi trường sống trong lành.
  • Lan Ý Lá To: Lan ý lá to có kích thước lá lớn hơn hai loại trên, với thân cây và hoa cũng lớn hơn rõ rệt. Khi phát triển, lan ý lá to mọc thành bụi rộng, thường được trồng trong các chậu lớn để trang trí những không gian rộng rãi như hành lang, sảnh, hoặc trước cửa ra vào. Với vóc dáng mạnh mẽ và hoa trắng nổi bật, lan ý lá to không chỉ làm đẹp không gian mà còn thể hiện sự sang trọng và tinh tế.

Cây lan ý hợp tuổi gì?

Ý nghĩa phong thủy

Cây lan ý mang lại sự bình yên, nguồn năng lượng tích cực cho sức khoẻ, giúp cho gia chủ tránh được những điều không may. Nó là biểu tượng cho ý chí phấn đấu, phát triển không ngừng, giúp gia chủ vượt qua mọi thử thách, thăng tiến trong sự nghiệp.

Hợp với mệnh Thủy và mệnh Kim

Theo phong thủy, cây lan ý hợp với gia chủ mệnh Thủy và mệnh Kim. Các tuổi hợp với cây lan ý bao gồm:

  • Bính Tý (1936 và 1996)
  • Quý Tỵ (1953 và 2013)
  • Nhâm Tuất (1982)
  • Đinh Sửu (1937 và 1997)
  • Quý Hợi (1983)
  • Giáp Thân (1944 và 2004)
  • Đinh Mùi (1967)
  • Ất Dậu (1945 và 2005)
  • Nhâm Thìn (1952 và 2012)
  • Ất Mão (1975)

Hợp với mệnh Mộc

Cây lan ý cũng hợp với người mệnh Mộc do màu xanh lá đậm là màu đại diện cho mệnh này. Các tuổi hợp với cây lan ý bao gồm:

  • Quý Dậu (1993)
  • Nhâm Thân (1992)
  • Giáp Tý (1984)
  • Ất Sửu (1985)
  • Canh Tuất (1970)
  • Tân Hợi (1971)
  • Quý Mão (1963)
  • Nhâm Dần (1962)
  • Ất Mùi (1955 và 2015)
  • Giáp Ngọ (1954)

Quà tặng phong thủy

Với ý nghĩa phong thủy tốt lành, cây lan ý còn được nhiều người dùng làm quà tặng trong các dịp lễ như tân gia, khai trương, thăng chức, sinh nhật…

Mùa xuân chính là thời điểm lý tưởng để trồng cây lan ý
Mùa xuân chính là thời điểm lý tưởng để trồng cây lan ý

Cách trồng cây lan ý tại nhà không quá phức tạp và có thể dễ dàng thực hiện với các bước chuẩn bị và kỹ thuật chăm sóc đúng cách. Cây lan ý không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn mang lại nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành. Với những hướng dẫn chi tiết của Agrinews bắt tay vào trồng ngay cây lan ý để tận hưởng không gian xanh mát và sự may mắn, tài lộc mà nó mang lại.

Check Also

Cây thường được trồng để trang trí nhà cửa, văn phòng

Hướng dẫn chi tiết cách trồng hoa dành dành tại nhà

Hoa dành dành, với vẻ đẹp thanh lịch và hương thơm ngát, là một lựa …

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *